Biến chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm là trường hợp không ai muốn bị mắc phải. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khiến người bện thường xuyên phải hứng chịu những cơn đau, nặng hơn sẽ xuất hiện những cơn đau thần kinh tọa hoặc thậm chí có thể bị bại liệt hoàn toàn.
Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói theo một cách khác đây là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính, gồm: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa (thần kinh hông) sẽ dẫn đến chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (đó là đau dây thần kinh tọa).
Đau thần kinh tọa là biến chứng thường gặp nhất của thoát vị đĩa đệm
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm
Cũng theo bác sĩ Loan, thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, vì thế làm cho các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loại cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ được. Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.
Xem thêm: https://thoatvidiademcotsonglung1.blogspot.com/2018/09/chua-thoat-vi-ia-em-bang-cham.html
Ảnh hưởng tới thần kinh
Do vùng cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên khi bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến đau nhức khó chịu. Khi bệnh bước sang giai đoạn cục bộ thì các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống tay chân, đau tăng lên khi vận động hoặc làm việc nặng,.
Gây liệt tàn phế
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là gây tàn phế suốt đời, khi đó người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm 1 chổ mà không thể đứng lên hoặc đi lại được… Vì vậy người bệnh cần phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời để tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng này.
Bị teo cơ
Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống mà còn có thể gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, lâu dần mà không có cách khắc phục có thể làm cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo khiến cho người bệnh mất khả năng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân…..
Rối loạn cảm giác
Do bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh nên những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất di cảm giác tê bì chân tay.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi
Hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể đi tiếp được, muốn đi tiếp được thì phải nghi ngơi một lúc. Hội chứng này còn được biệt là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm
Cần chữa trị kịp thời trước khi có những biến chứng nguy hiểm
Điều trị thoát vị đĩa đệm gồm nhiều cách, trong đó chủ yếu là bảo tồn, dùng thuốc và hạn chế phẫu thuật tối đa. Điều trị thoát vị đĩa đệm phải phụ thuộc vào các yếu tố như: Các triệu chứng trước đó của bệnh nhân, tuổi tác và mức độ hoạt động của bệnh nhân, diễn biến bệnh. Sau khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, việc điều trị sẽ được áp dụng các biện pháp sau:
Dùng vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm
Áp dụng vật lý trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng, bao gồm các biện pháp như: ứng dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh; kéo giãn; kích thích điện; đeo đai cho cổ hoặc lưng.Vật lý trị liệu được áp dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc vừa như vòng xơ chưa rách nhưng nhân nhầy kém tiết dịch khiến bệnh nhân có biểu hiện là tê chân, biện pháp này giúp ổn định cơ bắp ở cột sống thắt lưng, giảm tải cho các đĩa và đốt sống của bệnh nhân và giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn giúp kiểm soát cột sống thắt lưng và giảm thiểu các nguy cơ tổn thương các dây thần kinh và đĩa đệm do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Sử dụng thuốc Tây điều trị thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau: paracetamol; neurontin, diclofenac, meloxicam, methylprednisolon, thuốc tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison, tiêm steroid ngoài màng cứng.Sử dụng thuốc Tây luôn được áp dụng đi kèm việc áp dụng vật lý trị liệu, thuốc Tây là biện pháp phổ biến để điều trị thoát vị đĩa đệm từ việc đau nặng đến nhẹ. Các loại thuốc chủ yếu được dùng điều trị thoát vị đĩa đệm gồm:
- Các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
Sử dụng thuốc Nam điều trị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì các bài thuốc Nam điều trị thoát vị đĩa đệm cũng được áp dụng rộng rãi với tác dụng hiệu quả. Các loại thảo dược tự nhiên như cây chìa vôi, dền gai, cây cỏ xước, tầm gửi, lá lốt và cỏ người… rất công hiệu và được Đông y ưa chuộng sắc thành các bài thuốc nam điều trị thoát vị đĩa đệm. Ngoài việc uống thì dùng thảo mộc để xoa bóp trực tiếp cũng rất phổ biến.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng nếu tất cả các cách điều trị thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp thoát vị đĩa đệm, được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn.
Comments
comments
Trả lời