Ăn gì hay uống gì để bổ máu đa phần dùng cho người bị thiếu máu. Bệnh thiếu máu được chia làm nhiều loại và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đa phần là do cơ thể thiếu chất sắt, thiếu máu nhược sắc. Để giúp bổ máu cho cơ thể có nhiều cách nhưng cách tẩm bổ bằng những món ăn được xem là an toàn và lâu bền nhất. Vậy có những món ăn nào giúp bồi bổ máu cho người bị thiếu máu và phụ nữ sau sinh. namngoccaukho.com xin chia sẻ với các bạn những bài thuốc chế biến món ăn từ nấm ngọc cẩu giúp bổ bổ máu.
Nội dung chính
Nguyên nhân và dấu hiệu người thiếu máu
Nguyên nhân do thiếu sắt
Nhu cầu về sắt trong cơ thể thiếu hụt
Tùy theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe mà nhu cầu sắt trong cơ thể sẽ khác nhau, nếu không chú tâm bổ sung chất sắt kịp thời trong giai đoạn này thì cơ thể dễ dấn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh mới ốm dậy,.. đều có nhu cầu sắt tăng cao hơn bình thường. Ngoài ra, thiếu máu thiếu sắt có thể do chế độ ăn kiêng không khoa học.
Một số căn bệnh như: viêm dạ dày, viêm ruột,…hay việc sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá,… làm suy giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể cũng dẫn tới tình trạng thiếu sắt.
Bệnh rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh:
Bệnh này khiến cơ thể không thể tổng hợp được transferrin để vận chuyển sắt trong máu dẫn tới thiếu máu thiếu sắt mãn tính. Tuy nhiên bệnh này rất hiếm gặp.
Nguyên nhân do mất máu nhiều
Mất máu từ hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính của thiếu máu do thiếu sắt ở cả nam và nữ. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mất máu do dong kinh lại là lý do hàng đầu. Nhất ở các nước nhiệt đới, ký sinh trùng đường ruột như giun móc và sán máng có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt.
Dấu hiệu của người cần bồi bổ máu
Mệt mỏi. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài trong vòng 1 tháng hoặc hơn, hoặc lượng hồng cầu thấp. Ảnh hưởng đến nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào quá trình ô xy hóa các tế bào hồng cầu và lượng hồng cầu càng thấp, tốc độ ô xy hóa trong cơ thể càng thấp.
Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn là dấu hiệu bị thiếu máu
Nhức đầu. Những người bị thiếu máu thường có triệu chứng thường xuyên bị nhức đầu. Do máu đưa lên não bị thiếu ô xy, gây nhức đầu.
Buồn nôn. Những người bị buồn nôn ngay khi rời khỏi giường ngủ chính là triệu chứng của thiếu máu.
Hụt hơi. Lượng máu thấp làm giảm mức ô xy trong cơ thể; gây nên cảm thấy bị hụt hơi hoặc thở hổn hển khi làm những công việc hằng ngày, chẳng hạn như đi bộ.
Da tái nhợt. Nếu bạn bị thiếu máu, mặt của bạn sẽ trông tái nhợt. Da cũng sẽ chuyển màu trắng vàng.
Rụng tóc. Một dấu hiệu nữa của tình trạng thiếu máu có thể là rụng tóc. Khi da đầu không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể, tóc của bạn sẽ rụng với tốc độ nhanh hơn.
Tim đập nhanh. Đây là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ nhịp tim bất thường, quá mạnh hoặc có tốc độ đáng nghi ngại. Khi bạn bị khó thở hoặc thiếu ô xy, nhịp tim gia tăng để bù đắp lượng thiếu hụt năng lượng. Điều này gây ra tình trạng tim đập nhanh.
Khả năng miễn dịch suy giảm. Khi cơ thể bạn có rất ít năng lượng và ô xy, sự miễn dịch hay còn gọi là khả năng chống bệnh tật bị suy giảm. Bạn sẽ dễ mắc bệnh hoặc kiệt sức.
Đối tượng nào cần phải bổ máu
Người mất nhiều máu: Ở người chạy thận nhân tạo, người xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường ruột (do giun kim), đái ra máu, hành kinh kéo dài…
Ăn không đủ: Đối với nam giới nhu cầu sắt mỗi ngày là 1mg, còn đối với nữ khoảng 1,6-2mg. Cơ thể chỉ hấp thu 10-15% sắt từ thức ăn động vật, 5% từ thực vật. Tỷ lệ sắt ở động vật cao hơn thực vật, ở động vật trên cạn cao hơn dưới nước. Ăn ít, không đủ chủng loại (ăn chay ròng), không đúng cách (chỉ ăn nước ép thịt) sẽ bị thiếu sắt.
Phụ nữ mang thai và sau sinh dễ bị thiếu máu
Nhu cầu tăng: Đối với phụ nữ mang thai và khi trẻ được 6 tháng, bà mẹ cần thêm khoảng 955mg sắt. Khi dùng erythropoietin (EPO) kích thích tạo hồng cầu sẽ cần sắt nhiều hơn. Nếu không thay đổi chế độ ăn cho phù hợp, sẽ thiếu sắt (tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu sắt là 40-50%).
Sự hấp thu kém: tuổi già, bị bệnh (đường ruột) hấp thu sắt giảm. Sử dụng thuốc có tính kiềm (naribicarbaonat, muối nhôm, muối canxicarbonat) gây trở ngại cho sự hấp thu sắt.
Những bài thuốc đông y và các món ăn giúp bổ máu
Bài thuốc từ nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu là dược liệu được sử dụng trong dân gian với tác dụng bổ máu, đặc biệt là bổ máu cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và bổ sung lượng sắt cho cơ thể. Để sử dụng nấm ngọc cẩu bồi bổ cho cơ thể có 2 cách:
Trường hợp người không mắc các bệnh về gan thân, và phụ nữ mang thai: Với đối tượng này có thể dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu để uống giúp bổ máu, lưu thông khí huyết hay hãm pha nước uống.
Nấm ngọc cẩu hãm nước uống giúp bổ máu
Trường hợp với phụ nữ mang thai, sau sinh và kiêng rượu: Có hãm pha uống nước nấm ngọc cẩu khô thái lát hoặc sử dụng để chế biến thàng các món ăn như:
– Cháo tỏa dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, ngan, vịt, thịt bò, thịt lợn.
– Gà trống hầm tỏa dương: gà trống choai 1 con, tỏa dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thủy cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.
– Canh tỏa dương nấu thịt dê bổ máu: Tỏa dương 5g, nhục thung dung 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g. Trước tiên sắc riêng tỏa dương và nhục thung dung, lấy nước thuốc này nhào với bột mì, cán mỏng, cắt thành sợi, cho vào nấu với thịt dê, nêm gia vị vừa miệng, làm thức ăn điểm tâm hằng ngày.
Những bài thuốc bổ máu từ các món ăn khác
Thiếu máu lại rối loạn chức năng tỳ vị, trước tiên dùng thuốc 5 – 7 thang như sau: đảng sâm 20g, bạch truật (sao) 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 10g, trần bì 10g, hoài sơn 30g, hoàng kỳ 20g, quế chi 10g, hoắc hương 10g, sa nhân 5g (bỏ sau).
Canh bổ máu đương quy thịt dê
Canh bổ máu đương quy thịt dê: thịt dê 500g rửa sạch, thái lát nhỏ, sau khi trụng trong nồi nước sôi, vớt ra, dùng nước dội sạch, cho vào thố, thêm hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, đương quy 30g (tất cả rửa sạch bọc trong túi vải), cho vào thố, đồng thời thêm rượu vang, gừng tươi và nước vừa đủ, đậy nắp tiềm cách thủy cho đến khi thịt nhừ canh đặc, nêm thêm muối, bột nêm gia vị thì dùng.
Những thói quen tốt cho người thiếu máu
Cải thiện chất lượng bữa ăn giàu chất sắt để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể: thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất sắt cần tăng cường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Nên ăn các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, trứng, cua… giàu sắt có nguồn gốc động vật, một số rau có nhiều chất sắt như rau muống, dền, đay và các loại quả có nhiều vitamin C.
Bổ sung tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt
Bánh quy, nước mắm sắt dinh dưỡng là những loại thực phẩm, sản phẩm tốt cung cấp và tăng cường bổ sung lượng sắt hợp lý, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Nước mắm sắt dinh dưỡng được sản xuất với sự giám sát của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự là sản phẩm đáng tin cậy cho mọi gia đình.
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng chống nhiễm giun sán: tẩy giun định kỳ/ năm một lần; khi ăn uống, sinh hoạt cần sử dụng nước sạch; sử dụng bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp; không dùng phân tươi bón ruộng.
Bổ sung viên sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ: đây là biện pháp cải thện tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhanh nhất nhưng cần hệ thống phân phối, giám sát tốt…
Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lời kết
Trên đây là những lời khuyên bổ máu nên ăn gì và những thói quen tốt giúp người cần bổ máu tăng cường sức khỏe cho bản thân. Nếu thiếu máu trầm trọng, sức khỏe suy giảm đáng kể thì nên đến thăm khám bác sĩ để được trẩn đoán và điều trị. Lưu ý những lời khuyên trên đây chỉ mang tính tham khảo không có tác dụng thay thế cho chỉ định của bác sĩ.
Comments
comments
Trả lời